Điều trị tàn nhang bằng laser là giải pháp xóa nám tận gốc và đạt hiệu quả cao trong thời gian cực ngắn được nhiều chị em ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, có người trị nám xong da dẻ căng bóng mơn mởn nhưng cũng không ít trường hợp sau điều trị da trở nên thô ráp và không ít lâu các đốm xỉn màu quay trở lại. Vậy những sai lầm nào cần tránh để làn da khỏe đẹp hơn sau khi trị liệu bằng Laser?
Những sai lầm khi điều trị tàn nhang bằng laser cần biết
Lựa chọn công nghệ laser kém chất lượng khiến “tiền mất tật mang”
Trên thế giới đã có đến hàng ngàn công nghệ Laser trị tàn nhang khác nhau. Thế nhưng, việc điều trị tàn nhang không chỉ đòi hỏi công nghệ chuẩn xác mà bên cạnh đó còn phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người. Chính vì không hiểu rõ mấu chốt vấn đề này mà nhiều chị em vô tình lựa chọn công nghệ chưa phù hợp, dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng khiến “tiền mất tật mang” khi trị tàn nhang da bằng Laser.
Mặt khác, nhiều cơ sở kém uy tín thiếu kiến thức trong việc sử dụng các bước sóng Laser, chẳng hạn như việc sử dụng Laser trị mụn thịt để trị tàn nhang và ngược lại,… Hoặc vẫn duy trì sử dụng công nghệ Laser đời cũ khiến chất lượng các bước sóng không ổn định, không những không tiêu diệt triệt để các gốc tàn nhang mà còn khiến chúng lan rộng hơn. Thậm chí, có nhiều trường hợp khách còn bị bỏng, da trở nên sần sùi hơn.
Tâm lý nóng vội dẫn đến điều trị sai cách
Là phụ nữ ai cũng muốn mình trông thật xinh đẹp, nên chuyện nhiều chị em nôn nóng muốn nhận kết quả thành công càng sớm càng tốt khi điều trị tàn nhang là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, người đời có câu “giục tốc bất đạt” và việc chữa lành da bị tàn nhang là cả một quá trình cần sự kiên trì từ khâu điều trị, thăm khám và cho đến cách bạn tự chăm sóc da tại nhà.
Nhưng vì tâm lý nóng vội, nhiều chị em đã mất bình tĩnh mà vô tình lạm dụng Laser hoặc chưa theo hết liệu trình trị liệu của bác sĩ da liễu thì đã tự ý chuyển đổi sang các phương pháp trị tàn nhang bằng các cách lột, tẩy khác. Điều này khiến làn da bị kiệt sức vì không có đủ thời gian nghỉ ngơi, phục hồi và hậu quả là các tế bào da bị tổn thương nghiêm trọng, các vết tàn nhang lan rộng hơn và khó phục hồi trở lại như gốc da ban đầu.
Bỏ qua bước chăm sóc da sau khi trị tàn nhang bằng laser
Không bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Hầu hết, phụ nữ lần đầu tiên nhận thấy sự xuất hiện của các vết tàn nhang là trong hoặc sau mùa hè, khi đã tiếp xúc với các tia UV. Các tia cực tím này có trong nắng sẽ xuyên qua các lớp biểu bì da và kích thích sản sinh các sắc tố melanin gây tàn nhang trở lại hoặc khiến hình thành gốc tàn nhang mới.
Rửa mặt quá nhiều lần sau khi đốt tàn nhang
Sau khi bắn laser trị nám trong ít nhất từ 2 – 4 ngày, các nàng không nên sử dụng nước sinh hoạt hoặc các loại sữa rửa mặt thường dùng lên da. Bởi vì vi khuẩn trong nước có thể xâm nhập vào gây ngứa hoặc nặng thì viêm da. Tốt nhất, các nàng nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh da mặt được các bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia khuyên dùng.
Chăm sóc da sau khi điều trị tàn nhang bằng laser
Như đã đề cập ở phần trên, nhiều viện thẩm mỹ hiện nay sử dụng phương pháp trị tàn nhang bằng laser công nghệ cũ làm bào mòn da khiến các vết tàn nhang bị mờ nhưng gốc rễ tàn nhang vẫn còn ẩn sâu dưới đáy da. Điều này khiến tàn nhang sẽ nhanh chóng quay lại và khả năng lan rộng ra các vùng da lân cận cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, các dịch vụ trị tàn nhang ở các cơ sở này không kèm theo một bước chăm sóc da nào cho khách hàng sau điều trị khiến nhiều trường hợp da bị nổi đỏ và sưng tấy, nặng thì bị rát bỏng da.
Sử dụng mỹ phẩm vô tội vạ
Sau quá trình trị tàn nhang mặt bằng Laser, là da rất cần thời gian để tịnh dưỡng và hồi phục. Trong thời gian này, bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm dưỡng da hoặc trang điểm. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm theo lời khuyên của bác sĩ.
Không kiêng cữ trong khẩu phần ăn
Đây là bước cần chú ý nếu như bạn không muốn nhận về các vết thâm, sẹo trên da sau khi trị liệu nám bằng Laser. Nên kiêng cử các thực phẩm như thịt bò, rau muống, trứng, hải sản, nếp, các chất kích thích và đồ uống có cồn để tránh tình trạng các vùng da non chưa lành lại bị kích ứng.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Điều trị nám bằng Laser là gì, có nên sử dụng Laser trị nám?
- Đốt laser trị tàn nhang là gì? Phương pháp này liệu có an toàn không?
- Sử dụng máy xóa tàn nhang có hiệu quả không?