Giãn mao mạch hay giãn mao mạch dưới da là bệnh lý da liễu nguy hiểm bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe. Đáng chú ý hơn khi tình trạng giãn và vỡ mao mạch thường xảy ra ở các vùng da mỏng như da mặt và điều này khiến cho chúng ta không khỏi lo lắng.
Mục lục
3s đọc để xác định chính xác giãn mạch máu dưới da là gì?
Tình trạng mao mạch máu giãn nở nổi lên gần bề mặt da được gọi là giãn mạch máu dưới da. Các cụm mạch máu nhỏ có dạng mạng lưới với một điểm trung tâm và các mạch tỏa ra li ti như hình mạng nhện màu đỏ, xanh lam hoặc tím. Khi bạn dùng tay tạo áp lực vào mạch máu, chúng sẽ biến mất và sau đó xuất hiện trở lại do máu chảy ngược vào mạch giãn.
Hiểu đơn giản hơn, giãn mạch máu dưới da là hiện tượng vón tắc mạch máu khiến mao mạch giãn nở nổi lên bề mặt da. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở má, mũi và chân.
Nguyên nhân gây giãn mạch máu dưới da
6 nguyên nhân sau đây khiến làn da bạn xuất hiện mao mạch máu dưới da và cũng là yếu tố khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi bạn càng có nhiều khả năng mắc bệnh giãn mao mạch máu bởi quá trình lão hóa khiến các van trong mạch máu yếu dần gây vón tắc và làm giãn mao mạch.
- Thay đổi nội tiết tố: Trải qua quá trình dậy thì, mang thai và mãn kinh có thể dẫn đến bệnh giãn mao mạch.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu bạn có làn da trắng, da mỏng yếu thường xuyên chịu tác động của tia uv thì mao mạch máu dưới da xuất hiện cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ, ông bà bạn mắc bệnh giãn mao mạch bạn có nhiều khả năng mắc bệnh.
- Béo phì: Cân nặng quá mức gây áp lực lên mạch máu là yếu tố khiến mao mạch giãn nở.
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài: Đây là nguyên nhân gây giãn mao mạch chân thường xuất hiện ở giáo viên, dân văn phòng, bán hàng, tiếp viên hàng không, dược sĩ do công việc ít vận động làm cản trở lưu thông máu.
Giải pháp nào cho bệnh giãn mạch máu dưới da (giãn mao mạch)?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu bạn sở hữu một làn da trắng, mỏng và nhạy cảm, tốt nhất ngay từ bây giờ, nên áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm tránh tại động có hại từ môi trường lên da.
Các biện pháp đơn giản có thể thực hiện như:
- Tránh nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ cao từ phòng tắm hơi hoặc thời tiết nắng nóng có thể làm giãn mạch máu và tăng khả năng xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những hôm có nền nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời gay gắt, tốt nhất nếu không có việc gì thật cần thiết thì bạn tránh ra đường, nhất là vào giờ cao điểm như giữa trưa để tránh sự tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời lên da.
- Thoa kem chống nắng. Thoa kem chống nắng là một công việc rất cần thiết nên được thực hiện hàng ngày. Sử dụng loại kem chống nắng phù hợp và nhớ thoa lại kem chống nắng ít nhất ngày 2 lần hoặc trước khi ra ngoài trời để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của sản phẩm.
- Tránh sử dụng chất kích thích. Chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… kích thích tăng cường lượng máu lưu thông và dễ gây hiện tượng phình giãn mao mạch.
Thường thì hiện tượng giãn mạch máu dưới da không gây hại cho sức khỏe mà chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Một số trường hợp phụ nữ sau sinh, tình trạng giãn mao mạch sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên đa số, giãn mao mạch không tự khỏi và khiến người bị mất tự tin.
Nếu bạn không muốn áp dụng các giải pháp tình thế tại nhà mà cần biện pháp điều trị triệt để giãn mạch máu dưới da (giãn mao mạch) thì tốt nhất nên trực tiếp nhờ tới sự thăm khám của bác sĩ uy tín, giàu chuyên môn.
Một số khác, nếu e ngại rằng hiện tượng giãn mạch máu trên mặt có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể tới bác sĩ để kiểm tra và tư vấn.
[VTV2] Đài truyền hình VTV đưa tin Phương pháp điều trị giãn mạch máu dưới da bằng Laser xung dài SP Dynamis