Rạn da có hết không, có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chuyện “chăn gối”?

Rạn da là hiện tượng thường gặp phổ biến ở hầu hết chị em phụ nữ sau khi trải qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc tăng cân quá nhanh. Vậy rạn da có hết không hay phải chữa trị, chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời nhé.

Rạn da có hết không, có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng về tác hại của rạn da hay rạn da có ảnh hưởng tới sức khỏe không? thì có thể yên tâm nhé! Bởi rạn da, là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều người và những vết rạn da chỉ thực sự ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chứ không hề tác động tới sức khỏe. Những vết rạn da sẽ không thể tự khỏi do lúc này da bạn đã bị tổn thương và chính sự đứt gãy các sợi đàn hồi collagen và elastine khiến làn da khó có thể hồi phục mà phải nhờ tới sự can thiệp của công nghệ thẩm mỹ cao.

Rạn da có hết không, có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chuyện “chăn gối”?

Rạn da xuất hiện thường gây tâm lý thiếu tự tin, đặc biệt là khi diện những bộ cánh gợi cảm khoe trọn làn da. Bên cạnh đó, những vết rạn da có thể ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống “chăn gối” vợ chồng.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng như các chuyên gia thẩm mỹ đều nhận định, rạn da có nguy hiểm hay không chính là do phương pháp trị rạn da mà bạn lựa chọn.

Rạn da có hết không, 5 lưu ý để chữa trị rạn da thành công

  • Xác định nguyên nhân gây rạn da

Rạn da về cơ bản xảy ra do 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân thường gặp nhất là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi một cách đột ngột, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn và để lại sẹo. Sự thay đổi nội tiết tố này thường xảy ra trong quá trình thai nghén hoặc tuổi dậy thì, đôi khi là cả quá trình tăng cân quá nhanh của người béo phì.

Ngoài ra, rạn da còn có thể do việc dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm tại chỗ, thuốc bôi có corticoid (như cortibion, flucicort, flucinar, kenacort..) dài ngày cũng có thể gây tai biến. Nếu bôi với diện rộng, thuốc có thể gây rạn da một vùng rộng lớn, đặc biệt là khi băng bịt các thuốc này, hoặc khi bôi ở vùng nếp gấp.

  • Hiểu được bản chất của rạn da

Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun giãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thể da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

  • Cấu trúc da thường và da bị rạn

Rạn da xuất hiện ở trung bì, nơi có các sợi collagen và elastin giúp liên kết mô và khiến da có độ đàn hồi. Khi lớp da ở giữa này bị kéo giãn trong một thời gian dài, da mất sự đàn hồi, tổ chức liên kết dưới da cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin… bị gãy, đứt các gây ra các vết rạn da.

Như vậy, dù có thể do các nguyên nhân khác nhau nhưng bản chất của rạn da là do sự đứt gãy các sợi collagen và elastin ở lớp trung bì.

  • Phòng chống rạn da từ sớm

Việc phòng tránh từ đầu không chỉ giúp hạn chế hình thành vùng da rạn mà còn khiến quá trình chữa trị sau này dễ dàng và có hiệu quả cao hơn.

Cách phòng tránh cũng vô cùng đơn giản, đó là: kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp cơ bắp săn chắc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý với thức ăn chứa nhiều protein, giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da, ăn nhiều rau xanh, trái cây chín. Phụ nữ có thai nên đi khám định kỳ để có được lời khuyên thích hợp cho việc phòng chống rạn da mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Việc hình thành vết rạn bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ vì vậy có thể tiến hành sử dụng kem bôi hay các dược liệu từ trước thời gian đó.

  • Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ

Các vết rạn da khó xóa bỏ được hoàn toàn vì các sợi collagen và elastin không dễ hồi phục khi đã bị đứt gãy. Tuy nhiên, nếu vết rạn da mới hình thành, có thể sử dụng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu để khắc phục phần nào tình trạng này

  • Áp dụng các liệu pháp sinh học

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để điều trị rạn da như: laser, phẫu thuật, kim lăm, lột da peeling… Việc phối hợp các liệu pháp sinh học an toàn, hiện đại nhất hiện nay mang đến hiệu quả ưu việt mà không cần phẫu thuật xâm lấn, sử dụng laser hay mất thời gian nghỉ dưỡng dài ngày.

Kiến thức liên quan:

  1. Laser trị rạn da – công nghệ làm đẹp mới đang được chị em săn lùng
  2. Trị rạn da bằng laser co2 sau dậy thì- công nghệ tiên tiến làm trẻ hóa làn da mà không cần phẫu thuật
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​