Nâng mũi bị giãn mao mạch – các điều lưu ý bạn cần phải biết

Những tổn thương trên mũi như va đập mạnh, phẫu thuật thẩm mỹ,… có thể khiến mũi bị tổn thương nhất định. Trong đó có một số trường hợp nâng mũi bị giãn mao mạch. Vậy giãn mao mạch mũi có nguy hiểm không? Nên làm gì để hạn chế tình trạng nâng mũi bị giãn mao mạch?.

Cần ghi nhớ để hạn chế tình trạng nâng mũi bị giãn mao mạch

Giãn mao mạch mũi là tình trạng khá phổ biến. Xuất hiện dưới dạng những đường mạch máu nhỏ, màu đỏ, tím đỏ trên bề mặt da mà mắt thường hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Tình trạng này thường đi kèm với hiện tượng vùng da mũi mỏng, yếu.

Nâng mũi bị giãn mao mạch

Nguyên nhân giãn mao mạch vùng mũi thì có rất nhiều. Như do chấn thương, va chạm, lão hóa, sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Trong đó nâng mũi cũng là nguyên nhân khá phổ biến.

Nâng mũi bị giãn mao mạch có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi dù bằng bất kỳ phương pháp nào thì mũi cũng phải chịu những tổn thương nhất định. Đặc biệt, sau nâng mũi sẽ bị sưng đau, đỏ, bầm tím do cơ thể chưa quen với chất liệu sụn nâng. Nhìn chung, nếu nâng mũi bị giãn mao mạch thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi da mũi bị kéo căng chưa kịp đàn hồi. Sau một thời gian thì hiện tượng này sẽ giảm bớt.

Tuy nhiên, nếu nâng mũi không đảm bảo an toàn, chất liệu sụn nâng không phù hợp hoặc da mũi mỏng mà lựa chọn nâng mũi quá cao thì lại rất nguy hiểm. Nó có thể khiến tình trạng giãn mao mạch trở lên nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn rủi ro như gây viêm mao, tắc mao mạch lan rộng. Hoặc gây lộ sóng, bóng đỏ, mũi vẹo lệch, buộc phải tháo sóng.

Cách hạn chế tình trạng nâng mũi bị giãn mao mạch

Để ca nâng mũi diễn ra an toàn và hiệu quả nhất thì bạn cần ghi nhớ các điều sau:

Lựa chọn đúng đơn vị uy tín

Tình trạng nâng mũi bị giãn mao mạch có thể do tay nghề bác sĩ thực hiện non kém, khiến mũi bị chịu nhiều tổn thương. Do đó để đảm bảo an toàn thì bạn cần lựa chọn đúng đơn vị thực hiện uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, tay nghề chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là quy trình thực hiện khép kín, vô trùng, vô khuẩn.

Không nên nâng mũi quá cao

Nâng mũi cao sẽ khiến da mũi bị kéo căng quá mức gây ra tình trạng giãn mao mạch. Đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng như lộ sóng, bóng đỏ. Vì vậy cần lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp với độ cao vừa phải. Bạn nên loại bỏ suy nghĩ cứ nâng mũi cao mới là đẹp. Trên thực tế, dáng mũi hài hòa, cân đối với gương mặt mới là dáng mũi đẹp.

Tránh va chạm, chơi thể thao sau nâng

Mũi lúc này còn rất yếu, cấu trúc chưa ổn định. Vì vậy bạn cần hạn chế va chạm, sờ nắn vào mũi. Đặc biệt không chơi thể thao, hoạt động mạnh sau nâng mũi. Thời gian kiêng cữ tốt nhất là 1 tháng sau nâng mũi. Riêng các môn như bơi lội thì cần kiêng cữ từ 2 – 3 tháng.

Thực hiện chườm đá kết hợp chườm ấm

Sau nâng mũi bạn sẽ bị sưng đau ở vùng mũi. Thực hiện chườm cũng là cách giúp hạn chế sự đau nhức, hiện tượng sưng đỏ, giãn mao mạch. Cụ thể, trong vòng 48h đầu tiên bạn hãy chườm đá lạnh để giảm sưng đau. Sang ngày thứ 3 bạn chườm ấm để giúp máu lưu thông tốt, giảm sưng bầm. Lưu ý khi chườm không để nước dính vào vết thương.

Uống thuốc và tái khám đúng hẹn

Uống thuốc cũng là cách giúp giảm hiện tượng giãn mao mạch. Ngoài ra, thuốc mà bác sĩ kê cho bạn thường có khả năng kháng viêm sưng. Vì vậy bạn cần uống đủ liều lượng để giúp mũi nhanh hồi phục. Và đừng quên tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra mức độ hồi phục của mũi cũng như có biện pháp xử lý kịp thời nếu gặp biến chứng sau phẫu thuật nhé.

Bài viết cùng chuyên mục:

  1. Bị giãn mao mạch có dễ điều trị không?
  2. Hiệu quả từ laser trong việc chữa giãn mao mạch
  3. Trị giãn mao mạch mũi bằng mẹo dân gian có hiệu nghiệm?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​