Điều trị tàn nhang bằng laser có khó không? Bao lâu lành?

Đây đều là những thắc mắc của nhiều người khi thực hiện phương pháp trị tàn nhang bằng laser. Thông thường, do sau khi bắn tàn nhang trên da sẽ xuất hiện những vết thương hở. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi thông tin bài viết bên dưới.

Điều trị tàn nhang bằng laser bao lâu thì lành?

Điều trị tàn nhang bằng laser tuy được đánh giá là an toàn, không gây tổn thương đến những vùng da xung quanh. Nhưng trong quá trình điều trị tàn nhang bằng laser, nhiệt lượng tỏa ra khiến vùng da điều trị xuất hiện các vết thương hở.

Bắn laser trị nám tàn nhang có tốt không? Cơ chế và quy trình diễn ra như thế nào?

Trên thực tế, những vết thương hở này sẽ tự lành lại. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sẽ có thời gian lành khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như: cách chăm sóc da sau bắn, chế độ ăn uống, hoạt động,… Vậy nên, rất khó để xác định một con số cụ thể.

Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy, trung bình vết thương hở sẽ lành lại trong thời gian trung bình khoảng từ 3 – 5 ngày sau khi thực hiện. Những vết thương lúc này sẽ đóng vảy.

Trong khoảng từ 7 – 10 ngày sau, những lớp vảy này sẽ bắt đầu bong tróc tự nhiên. Lúc này các bạn có thể bổ sung những loại kem bôi để kích thích cho tế bào mới phát triển, không để lại seo.

Thời gian khoảng từ 10 – 30 ngày sau, vết thương sẽ được phục hồi hẳn. Nhưng sẹo để lại sau bắn vẫn còn. Các bạn vẫn cần thoa thuốc theo đúng hướng dẫn để sẹo không hình thành.

Thời gian lành và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc da như thế nào, vì vậy bạn nên:

  • Che chắn thật kỹ trước khi ra ngoài bằng các loại quần áo mũ bảo hộ và kem chống nắng. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Không nên ra ngoài trong khoảng thời gian từ 9h sáng đến 3h chiều.
  • Không sử dụng các mỹ phẩm có tính bào mòn có thể gây hại cho da; khiến da bị mỏng; yếu và nhạy cảm. Tránh xa các loại mỹ phẩm dạng kem trộn không có xuất xứ; nguồn gốc rõ ràng sẽ khiến tàn nhang càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Duy trì thói quen vệ sinh da bằng cách rửa mặt bằng sữa rửa mặt hàng ngày. Tẩy da chết 2 lần/tuần, tẩy trang thật sạch nếu bạn thường xuyên phải sử dụng đến mỹ phẩm.

Ưu và nhược điểm của phương pháp trị tàn nhang bằng laser

Điều trị tàn nhang bằng Laser được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vì thế, ngay từ khi ra đời, nó đã được các chị em tin dùng và lựa chọn cho đến hiện tại.

Cụ thể, khi điều trị tàn nhang bằng Laser bạn sẽ được bác sĩ điều chỉnh năng lượng ánh sáng để chiếu lên các vùng da bị nhiễm sắc tố melanin. Tia Laser khi đi sâu vào lớp da bên trong biểu bì sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây đốm nâu; từ đó phá hủy đi lớp tàn nhang trên da và giúp gương mặt căng bóng.

Có thể thấy rằng, ưu điểm nổi nội nhất của phương pháp này là an toàn; nhanh chóng và không để lại sẹo. Bạn có thể thấy ngay hiệu quả rõ rệt ngay từ lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, một số trường hợp sau một thời gian điều trị tàn nhang bằng Laser lại thấy các đốm nâu sẫm tái phát trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.

Chính vì những lý do trên, khi muốn áp dụng điều trị tàn nhang bằng phương pháp này. Nàng nên lựa chọn những nơi thật uy tín; chất lượng; có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ một cách an toàn nhất. Nên hiểu rõ làn da của bạn thuộc loại nào, nếu nó quá nhạy cảm có thể sử dụng các phương pháp điều trị Laser nhẹ nhàng hơn. Điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng nó rất an toàn và không làm da bạn bị kích ứng quá nhiều.

Chi phí của phương pháp này dao động từ 7 – 20 triệu đồng trong một liệu trình (từ 2 – 3 buổi). Phương pháp này áp dụng cho những người có tình trạng tàn nhang ở mức nhẹ đến trung bình. 10 – 25 triệu đồng trong một liệu trình áp dụng cho những người có tình trạng tàn nhang ở các cấp độ; thậm chí ở mức nặng; phức tạp và có diện tích lây lan rộng.

Qua những phân tích trên, hi vọng bạn có thể hiểu thêm về cơ chế chữa tàn nhang nhờ tia laser và từ đó sáng suốt lựa chọn cho mình phương pháp chữa trị phù hợp nhất

Kiến thức liên quan:

  1. Bắn laser trị nám tàn nhang có tốt không? Cơ chế và quy trình diễn ra như thế nào?
  2. Bắn laser trị nám có tốt không, cân nhắc kỹ để tránh “tiền mất tật mang?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​