Đốt nám bằng Laser là phương pháp làm đẹp hiện đại và phổ biến được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng tia Laser để trị nám, do quan ngại về các biến chứng để lại. Vậy tóm lại có nên đốt nám bằng Laser hay không? Venus Media sẽ giúp bạn trả lời nhanh chóng qua các thông tin sau!
Mục lục
Đốt nám bằng Laser là phương pháp gì?
Đốt nám bằng Laser được hiểu là phương pháp sử dụng thiết bị hỗ trợ công nghệ hiện đại để chiếu các tia Laser cực nhỏ, có sức đốt cháy đủ để phá hủy các sắc tố Melanin thành các hạt nhỏ ở sâu bên trong da. Tuy nhiên, sức đốt này cực thấp nên sẽ không làm ảnh hưởng các các biểu bì da và các vùng da lân cận, thậm chí nó còn kích thích sự phát triển của quá trình phục hồi và tái tạo da.
Đốt nám bằng Laser là phương pháp gì?
Thông thường, đốt nám cần khoảng 3 – 6 tháng để cho được hiệu quả như ý. Với cách thức thúc đẩy các Melanin “tự trôi” ra ngoài, tia Laser giúp bạn đánh bay các vết nám một cách an toàn và nhẹ nhàng, sớm trả lại làn da trong mơ.
Đốt nám bằng Laser có hiệu quả không?
Việc đốt nám bằng Laser chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cực tốt nếu bạn tìm đến các cơ sở làm đẹp uy tín và được phục vụ bởi các bác sĩ da liễu có tay nghề. Dưới đây là 5 hiệu quả lớn nhất của phương pháp trị nám bằng tia Laser:
- Điều trị tận gốc nám một cách tự nhiên và an toàn
- Làm sạch sâu trong da, đẩy các bụi bẩn và tế bào chết ra ngoài
- Se khít lỗ chân lông, giúp da láng mịn và căng bóng hơn
- Cải thiện cả nếp nhăn gần vùng điều trị một cách rõ rệt
- Sản sinh và thúc đẩy sự phát triển của Collagen trong da, giúp da trắng sáng, khỏe mạnh và hạn chế lão hóa
Hạn chế của phương pháp này là gì?
Nếu sử dụng phương pháp đốt nám bằng Laser, có thể bạn sẽ gặp phải các hạn chế như sau:
- Chi phí khá đắt đỏ do được thực hiện tại các trung tâm dịch vụ hoặc cơ sở làm đẹp có tay nghề cao
- Một số người có làn da nhạy cảm có thể gặp phải tình trạng đỏ da, rát da,…nhưng sẽ chỉ tồn tại trong ít phút
- Trong suốt quá trình điều trị, nếu không bảo vệ da thật tốt thì sẽ rất dễ bị nám trở lại, thậm chí còn làm da tổn thương hơn lúc đầu
Đốt nám bằng Laser có hạn chế không?
Các phương pháp đốt nám bằng Laser được tin dùng nhất
Laser IPL
- Nguyên tắc: dùng các bước sóng 515 – 1200nm, kết hợp với ánh sáng không từ nguồn đèn flash để dễ dàng lọc mục tiêu nám và loại bỏ chúng
- Ưu điểm: lọc được nám đồng thời tại cả tầng biểu bì và da, xử lý nhanh các vùng nám rộng với khuếch tán nhiệt lớn
- Đốt nám bằng Laser IPL phù hợp cho những người bị nám trung bình hoặc nặng, hạn chế nhất tỷ lệ tái phát nám
Laser Q-switching
- Nguyên tắc: dùng các chùm Laser có bước sóng 694nm -1064nm, nhớ đó tạo ra tốc độ gấp khoảng một triệu lần so Laser IPL
- Ưu điểm: An toàn, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho những người bị nám nặng
- Nếu tái phát nám hoặc không trị được nám dứt điểm khi dùng các phương pháp khác thì Laser Q-switching là một lựa chọn không tồi
Đâu là phương pháp Laser được tin dùng nhất?
Laser Picosecond
- Nguyên tắc: sử dụng tác động của quang điện tử, thời lượng xung ngắn để tạo ra các miền picosecond 532nm, 755nm và 1064nm.
- Ưu điểm: Giúp loại bỏ nám nhanh mà không làm ảnh hưởng các mô da lân cận.
Các lưu ý trong quá trình đốt nám bằng Laser
- Không nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt hoặc tẩy da chết có chứa các thành phần lột da mạnh, vì rất dễ làm da bị đỏ rát.
- Có thể cấp ẩm bằng tinh chất dưỡng, kem dưỡng hoặc serum phù hợp với từng loại da, sau khi đã tham khảo ý kiến từ các bác sĩ điều trị
- Hãy thoa một lớp chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút với chỉ số từ SPF từ 30 trở lên để bảo vệ làn da
- Ăn nhiều hoa quả, rau củ và có thói quen sinh hoạt khoa học để da luôn rạng rỡ
Như vậy, với các thông tin trên, có thể thấy phương pháp đốt nám bằng Laser thực sự rất đáng thử nếu làn da của bạn đang bị nám tấn công. Chúc bạn sẽ tìm ra được phương pháp trị nám phù hợp qua các gợi ý trên đây của Venus Media nhé!
Bài viết cùng chuyên mục:
- Điều trị nám bằng Laser là gì? Có nên sử dụng Laser trị nám?
- Tất tần tật về phương pháp Laser trị nám tàn nhang
- Bắn laser trị nám tàn nhang có tốt không? Cơ chế và quy trình diễn ra như thế nào?