Thâm quầng mắt không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn không nên chủ quan khi có biểu hiện thâm quầng mắt. Tuy nhiên muốn trị thâm quầng mắt cần biết được nguyên nhân thâm mắt là gì để có cách điều trị hợp lý.
Mục lục
Muốn trị thâm quầng mắt cần biết rõ nguyên nhân thâm mắt
Nếu muốn điều trị thâm quầng mắt hiệu quả, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
Do thiếu ngủ
Nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc thức quá khuya trong một thời gian dài sẽ khiến máu không thể lưu thông, thiếu oxy và da không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và từ đó hình thành vùng da thâm quầng ở vùng dưới mắt, kèm theo những nếp nhăn. Tình trạng này khiến đôi mắt của bạn thiếu sức sống và già hơn so với tuổi.
Do di truyền:
Tình trạng thâm quầng mắt cũng có thể do di truyền. Rất nhiều trường hợp do đặc tính di truyền từ cha mẹ nên có làn da ở dưới mắt rất mỏng và ẩn chứa nhiều mạch máu nhỏ, phân bổ melanin quá nhiều khiến đôi mắt bị thâm quầng hơn so với những người khác.
Do cơ thể thiếu nước và thiếu dinh dưỡng
Những trường hợp bị thiếu nước có thể khiến cho các mạch máu ở vùng da dưới mắt bị sưng lên, hình thành bọng mắt và gây thâm. Ngoài việc uống ít nước, một chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng cũng gây tác động xấu đến đôi mắt của bạn.
Do đi nắng nhiều:
Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn bảo vệ đôi mắt, sẽ tạo điều kiện cho các tia tử ngoại tiếp xúc với da gây tăng sắc tố melamine dưới da. Từ đó dẫn tới tình trạng thâm quầng mắt.
Do hút thuốc lá và dùng chất kích thích:
Thói quen thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lưu thông máu, gây thâm quầng mắt và hình thành nếp nhăn ở mắt.
Do bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì rất nhiều trường hợp thâm quầng mắt còn có thể là do một số bệnh lý gây ra, chẳng hạn như:
+ Bệnh về dị ứng, nhất là tình trạng viêm mũi dị ứng: Phần lớn những người bị viêm mũi dị ứng đều có biểu hiện bị thâm quầng mắt. Căn bệnh này có thể khiến cho việc lưu thông máu tại vùng quanh mũi và mắt bị cản trở, do đó sẽ gây ra tình trạng thâm quầng mắt.
+ Bệnh suy thận: Những trường hợp bị mắc bệnh thận cũng có thể khiến cho vùng da dưới mắt bị thâm tím và thiếu sức sống.
+ Do bệnh gan: Bệnh về gan, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh gan mạn tính thì sẽ khiến cho đôi mắt có biểu hiện thâm quầng.
+ Kinh nguyệt không đều: Tình trạng thâm quầng mắt ở nữ giới, rất có thể là do tình trạng bất thường về kinh nguyệt gây ra.
+ Các trường hợp bị dạ dày mạn tính khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây thâm quầng mắt.
Một số phương pháp điều trị thâm quầng mắt hiệu quả
Kiểm tra sức khỏe
Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là kiểm tra sức khỏe để biết rõ nguyên nhân gây thâm quầng mắt là gì. Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do một số bệnh lý về gan, dạ dày, thận thì cần phải điều trị dứt điểm những căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe và lấy lại nét đẹp, sự trẻ trung cho đôi mắt của bạn. Không nên chủ quan ủ bệnh lâu ngày. Nếu bạn ủ bệnh quá lâu, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn và có thể gây ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe.
Thay đổi lối sống khoa học
Trong những trường hợp thâm quầng mắt là thói quen sinh hoạt không khoa học thì bạn cần thay đổi, điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể là:
– Nên đảm bảo ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, tích cực, không nên làm việc quá sức.
– Trong trường hợp phải ra ngoài nắng, bạn nên thoa kem chống nắng và che chắn làn da cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vùng da dưới mắt.
– Nên loại bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
– Nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
– Điều chỉnh một chế độ ăn lành mạnh
– Thường xuyên tập thể dục
– Đắp mặt nạ dưỡng da để điều trị thâm quầng mắt, chẳng hạn như mặt nạ dưa chuột, mặt nạ khoai tây, cà chua,…
Nếu đã áp dụng các cách trên trong thời gian dài nhưng không có kết quả, bạn có thể tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được hỗ trợ.
Kiến thức liên quan:
- Trị thâm mắt bằng laser và truyền thống- nên chọn phương pháp nào?
- Các yếu tố quyết định cắt mí mắt bằng laser thành công