U ống tuyến mồ hôi có điều trị được dứt điểm không?

Bản chất u ống tuyến mồ hôi là những khối u lành tính của ống dẫn mồ hôi trên da. Đây là kết quả khi các tế bào từ tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng đáng kể về mặt thẩm mỹ, làm thế nào để loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi cơ thể?

Điều trị u ống tuyến mồ hôi như thế nào?

Điều trị u ống tuyến mồ hôi nhằm mục đích làm giảm biểu hiện của khối u hơn là loại bỏ hoàn toàn, điều này sẽ giảm nguy cơ để lại sẹo. Ngược lại, nếu cố gắng loại bỏ mô được thực hiện sâu, can thiệp có thể dẫn đến sẹo, ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Hơn nữa, những người có loại da sẫm màu sẽ có nguy cơ bị sẹo cao hơn. Vì vậy, các bác sĩ da liễu thường khuyên nên thực hiện các phương pháp điều trị nhỏ trước khi đi đến khu vực lớn hơn.

Có hai hình thức lựa chọn để điều trị, bao gồm là dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

1. Dùng thuốc

Đối với phương pháp điều trị này, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách nhỏ những giọt axit trichloroacetic lên vùng da có sang thương. Thuốc sẽ làm cho khối u nhỏ lại và rụng đi sau vài ngày.

Trong một số bệnh cảnh cần thiết, bác sĩ cũng kê đơn isotretinoin dùng qua đường uống phối hợp thêm. Đồng thời, các loại kem và thuốc mỡ thông thường cũng có thể dùng kèm nhằm giảm tác dụng phụ gây kích ứng da.

Mặt khác, có bằng chứng cho thấy dùng acitretin, tretinoin bôi ngoài da có hiệu quả khi được sử dụng để điều trị u ống tuyến mồ hôi và bôi atropin ngoài da đã được sử dụng để giảm ngứa. Bên cạnh đó, việc bôi adelmidrol tại chỗ, một loại cannabinoid bán tổng hợp, cũng đem lại lợi ích trong một trường hợp u ống tuyến mồ hôi khổng lồ thông qua cơ chế điều hòa kích hoạt tế bào mast.

2. Phẫu thuật

Lý do chính khi lựa chọn can thiệp ngoại khoa cho u ống tuyến mồ hôi là vì mục đích thẩm mỹ, đặc biệt là nếu các khối u nằm ở mí mắt và má, nơi có thể dễ nhìn thấy. Mục tiêu của liệu pháp điều trị can thiệp khối u phải là tiêu diệt khối u với sẹo tối thiểu và không tái phát. Tuy nhiên, vì u ống tuyến mồ hôi nằm sâu trong lớp hạ bì nên việc loại bỏ hoàn toàn thường không thành công và tình trạng tái phát là phổ biến.

Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị:

Benh-nhan-dieu-tri-u-ong-tuyen-mo-hoi-truoc-sau
So sánh 2 bên mắt để thấy kết quả khác biệt ngay trong điều trị u ống tuyến mồ hôi tại Venus Medi
  • Điều trị bằng Laser: Đây là tiêu chuẩn vàng, là phương pháp điều trị phổ biến nhất được nhiều bác sĩ ưu tiên chọn lựa vì có thể giảm thiểu được nguy cơ để lại sẹo. Phương pháp này sử dụng các thiết bị chiếu tia laser mài mòn hoàn toàn hoặc bóc tách phân đoạn bao gồm laser CO2 và laser erbium. Đối với những người có loại da sẫm màu, bác sĩ có thể khuyên dùng laser erbium. Thời gian chữa bệnh từ 5 đến 14 ngày. Trên những loại da sẫm màu, tình trạng giảm sắc tố da có thể xảy ra và kéo dài trong vài tháng.
  • Phẫu thuật điện: Bằng cách sử dụng năng lượng điện nhưng một con dao đốt u tuyến mồ hôi, việc điều trị có thể thành công đối với những tổn thương rất nhỏ hoặc những vùng có mụn thịt.
  • Phương pháp áp lạnh: Nguyên lý điều trị là để làm đông lạnh các khối u. Quá trình xử lý sử dụng nitơ lỏng được áp dụng phổ biến nhất.
  • Cắt u: Cắt bỏ là một phương pháp phù hợp cho các khối u vùng kín khu trú ở một khu vực nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không được khuyến khích cho người có da sẫm màu, vì sự thay đổi sắc tố sẽ xảy ra và mất nhiều tháng để cải thiện. Trong khi ở người da trắng, phương pháp cắt bỏ có tác dụng tốt đối với các tổn thương tăng sinh.

Biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị u ống tuyến mồ hôi?

Tái phát, hình thành sẹo phì đại hoặc sẹo dạng teo, dạng lõm và loạn sắc tố quá mức (trông quá đậm màu hoặc quá nhợt nhạt) là những biến chứng phổ biến khi điều trị u ống tuyến mồ hôi.

Theo đó, mặc dù điều trị thường thành công, u ống tuyến mồ hôi luôn tiềm ẩn khả năng tái phát và điều trị duy trì có thể cần thiết. Vì vậy trước khi tiến hành chữa u tuyến mồ hôi, người bệnh cần được tư vấn các phương pháp cũng như hướng dẫn các bước chăm sóc da sau đó để hạn chế lành sẹo kém thẩm mỹ.

Danh sách tìm hiểu thêm:

  1. U tuyến mồ hôi ở mặt: Thách thức của các bác sĩ!
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​