Mẹ bầu cần tránh những gì để con hạn chế chàm bớt bẩm sinh?

Ai cũng muốn sinh ra một đứa con khoẻ mạnh, lành lặn và xinh đẹp. Thế nhưng cũng có nhiều đứa trẻ không may mắn như vậy, khi sinh ra đã có những vết chàm bớt bẩm sinh trên người. Đặc biệt nếu xuất hiện trên mặt hoặc vùng da không có quần áo che chắn sẽ khiến ngoại hình của đứa trẻ kém đi nhiều, khiến chúng mặc cảm, tự ti, hạn chế đi những cơ hội học tập, công việc tốt trong tương lai.

3 loại chàm bớt bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Thông thường, có ba kiểu vết bớt ở trẻ sơ sinh là: vết bớt màu đen, màu đỏ và màu lục lam.

1. Bớt đen

Loại bớt này chủ yếu xuất hiện ở cổ, mặt của em bé và rõ nhất lúc 0 – 2 tuổi. Nếu tốc độ tăng trưởng của vết bớt đen càng chậm thì có nguy cơ nó sẽ theo bé suốt cả cuộc đời.

Thông thường, các vết bớt này không cần điều trị nhưng nếu vết bớt đen lớn hoặc có dấu hiệu bất thường khiến bố mẹ không yên tâm thì tốt nhất nên đưa bé đi kiểm tra.

2. Bớt đỏ

Bot-ruou-vang-1-dang-cua-cham-bot-bam-sinh
Bớt rượu vang – 1 dạng của chàm bớt bẩm sinh và có thể điều trị triệt để bằng Phác đồ Laser Chuẩn Y khoa, Đa mô thức (Laser màu và Laser Nd:YAG xung dài)

Hay còn có tết gọi khác là bớt rượu vang, được xếp vào nhóm dị dạng mao mạch và là vết bớt vĩnh viễn có từ khi trẻ sinh ra. Ở trẻ sơ sinh nó có màu hơi hồng đến hơi đỏ, sau đó sẽ sậm màu hơn khi trẻ lớn lên.

Loại bớt này dễ bị nhầm lẫn với vết cò mổ hay u máu. Vết cò mổ có màu hồng hay đỏ, chúng thường thấy trên đường mọc tóc ở phía sau cổ, trên mí mắt hoặc giữa hai mắt, có thể mờ dần khi trẻ lớn lên, không cần bất kỳ loại điều trị nào. 

U máu thường mọc trong vài tháng sau sinh và teo nhỏ theo thời gian. Trong trường hợp nó không mờ đi mà còn to và đậm hơn, bố mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm.

> Đột phá mới trong Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lí mạch máu: bớt rượu vang hay dị dạng mao mạch?

> [VTV2] Đài truyền hình VTV2 đưa tin về thành tựu đột phá: Phác đồ Điều trị U mạch máu trẻ em bằng Laser xung dài!

3. Vết bớt màu xanh xám

Những vết bớt màu xanh to hầu như trẻ nào mới sinh cũng có, nó thường xuất hiện trên lưng, mông bé, có màu xanh lam hoặc xám xanh, trông qua giống các vết bầm tím, nó có xu hướng mờ dần biến mất cho đến khi trẻ đi học.

Những việc bà bầu cần tránh để con hạn chế chàm bớt bẩm sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra chàm bớt bẩm sinh như: Do cơ địa, do nguyên nhân dị nguyên, sức đề kháng yếu, chế độ ăn uống không hợp lý, di truyền, … Dù nguyên nhân gây bệnh là gì nhưng hậu quả mà vết chàm, bớt để lại rất lớn, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý khiến trẻ mặc cảm, tự ti vào cuộc sống.

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần tránh các hành động sau bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể làm xuất hiện các vết bớt:

1. Bức xạ điện từ

Ba-bau-can-han-che-tiep-xuc-do-dien-tu-de-giam-nguy-co-con-mac-cham-bot-bam-sinh
Để giảm nguy cơ con mắc chàm bớt bẩm sinh, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với bức xạ điện từ

Mẹ bầu nên hạn chế hết mức có thể việc sử dụng điện thoại di động trong thai kì, đứng gần máy tính, lò vi sóng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, có thể làm xuất hiện các vết bớt với nhiều màu khác nhau trên cơ thể.

2. Va đập

Tuyệt đối cẩn thận khi di chuyển đi lại, làm việc, tránh việc bị ngã, va đập mạnh. Theo các bác sĩ, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể tác động đến việc hình thành các vết bớt ở em bé.

3. Trang điểm

Không nên sử dụng mỹ phẩm thường xuyên trong thai kì vì thực tế, một số loại mỹ phẩm có chứa những thành phần có thể gây hại cho em bé, khiến hình thành các vết bớt trên da trẻ.

Khi lựa chọn các loại mỹ phẩm lúc mang bầu, tốt nhất các mẹ bầu nên đọc kĩ thành phần, ưu tiên chọn các loại mỹ phẩm có thành phần tự nhiên, hữu cơ, lành tính.

4. Dùng thực phẩm chứa hormone

Một số món ăn nhanh như gà rán, thịt nướng, thịt xiên que… không những không có chất dinh dưỡng mà còn dễ gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn con. Đặc biệt trong những thực phẩm này có chứa hormone làm thay đổi nội tiết tố, hơn nữa còn có thể khiến cơ thể trẻ hình thành các vết chàm, vết bớt.

Bạn có thể trấn an con bằng cách dạy cho trẻ biết cách đối phó với phản ứng của người khác. Nói chuyện cởi mở và dễ hiểu cho trẻ nghe về bớt giúp trẻ dễ chấp nhận. Và bạn nên tập cho trẻ trả lời ngắn gọn khi được hỏi về vết bớt của mình như sau: “Đó chỉ là cái bớt thôi mà. Nó bẩm sinh thôi.”

Điều quan trọng nữa là trẻ cũng nên được hỗ trợ và động viên của người thân trong gia đình và bạn bè – những người đối xử bình thường với chúng. Những cũng đừng quên theo dõi vết bớt của trẻ, nếu thấy bất thường hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết nên tham khảo:

  1. Chàm bẩm sinh – Có cách nào để loại bỏ tận gốc?
  2. U máu bẩm sinh: Cha mẹ nên tìm hiểu rõ để con đỡ gánh bệnh!
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​