U máu bẩm sinh – cha mẹ hiểu rõ, con không gánh bệnh

Nhắc đến u máu bẩm sinh hẳn không còn quá xa lạ, tuy nhiên để hiểu rõ về bệnh thì không phải cha mẹ nào cũng tường tận. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho cha mẹ những kiến thức cần thiết về bệnh u máu bẩm sinh, giúp cho con có được phác đồ triều trị phù hợp và kịp thời nhất.

Làm sao để biết con bị u máu bẩm sinh?

tinh-trang-u-mau-o-tre-so-sinh
Tình trạng u máu ở trẻ sơ sinh

Đối với những cha mẹ sinh con lần đầu thì thật khó để phân biệt được con có bị u máu bẩm sinh hay chỉ là nốt ruồi son đáng yêu. Có 2 dạng u máu điển hình mà cha mẹ có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc bằng tay để sờ:

U máu bề mặt: Trẻ bị u máu bề mặt thường là có vùng da đỏ, nổi lên trên bề mặt da thường. Sờ tay lên vùng da đỏ này sẽ cảm thấy khá ấm vì các mạch máu bất thường ở gần sát bề mặt u. Ban đầu u máu có thể xuất hiện dưới dạng một vùng da nhợt nhạt, trên đó xuất hiện đốm đỏ.

U máu sâu: Vùng da có màu hơi xanh vì các mạch máu bất thường nằm sâu hơn trong da, khó phát hiện hơn vì k thể sờ thấy.

Những giai đoạn phát triển của bệnh u máu bẩm sinh

Tùy từng vị trí và cơ địa, các giai đoạn của u máu ở trẻ sơ sinh sẽ tiến triển khác nhau. Thường sẽ có 3 giai đoạn cụ thể sau:

-Tổn thương ban đầu: xuất hiện các mảng màu màu da có màu sắc nhưng chưa quá rõ ràng, có thể thay đổi hình dạng hoặc màu sắc với các màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Do trong giai đoạn này các hình thái của nó khá lẫn với sự thay đổi sắc tố da nên nhiều người thường bỏ qua trong tuần lễ đầu. Hầu hết u thường xuất hiện trong giai đoạn này đều khá bằng phẳng, ít khi tạo thành các khối hay cục khối nổi trên bề mặt da.

-Giai đoạn tiến triển: U tiến triển và thành khối u nổi gồ trên bề mặt da có hình dạng và kích cỡ rõ ràng. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3- 8 tháng, tùy thể u và cơ địa. Khối u có xu hướng to dần và đỏ đậm hơn, tuy không gây đau nhức nhưng lại mất thẩm mỹ. Sang giai đoạn tháng thứ 8 hầu hết u đã cố định về kích cỡ và màu sắc. Tuy nhiên nếu điều trị hay chăm sóc không đúng cách có thể khiến khối u phát triển quá kích cỡ làm vỡ ra gây biến chứng nguy hiểm.

-Giai đoạn thoái hóa: Các khối u trong giai đoạn này thường có xu hướng nhỏ dần, nhạt màu hơn và có thể biến mất sau đó. Với các giai đoạn bẩm sinh thì đến 7-8 tuổi u sẽ nhạt dần và biến mất nhưng u dị dạng vẫn có thể tiếp tục kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.

Cha mẹ nên chăm sóc u máu bẩm sinh của con thế nào?

1-ca-u-mau-bam-sinh-o-tre-da-dieu-tri-thanh-cong-bang-phac-do-Laser-tai-Venus-Medi
1 ca U máu bẩm sinh ở trẻ đã điều trị thành công bằng Phác đồ Laser tại Venus Medi

Lúc mới sinh da của bé rất mỏng và nhạy cảm nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận, đặc biệt với vùng da bị u máu. Tránh để trầy xước, chảy máu, cha mẹ cần cắt ngắn móng tay và chà mịn đầu móng cho bé.

Nếu không may bị chảy máu, cha mẹ có thể lấy gạc sạch đè lên tổn thương khoảng 5 phút, máu có thể cầm, không nên sốt ruột mở ra xem máu đã cầm chưa khi chưa đủ thời gian này vì sẽ làm máu chảy tiếp. Sau 5 phút nếu không ổn – máu vẫn chảy – hãy cho bé đi khám bác sĩ.

Bề mặt của u máu rất mỏng và có thể bị khô, nên tránh tiếp xúc với xà phòng, khi tắm rửa cho bé, chỗ u máu nên được thấm khô nhẹ nhàng. Giống như tất cả vùng da khác, u máu cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.

U máu đa phần là tự ổn định trừ các vị trí đặc biệt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá về rủi ro mà chúng có thể mang lại và cân nhắc điều trị. Việc điều trị không chỉ dựa trên vấn đề y khoa mà còn phụ thuộc nhu cầu thẩm mỹ, tránh cho trẻ bị mặc cảm hay tự ti và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nếu bệnh xuất hiện ở những vị trí nguy hiểm như mắt, mũi, miệng sẽ làm cho người bệnh khó thở, ăn uống kém. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra động kinh, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục,… Do vậy, nếu phát hiện trẻ nhỏ xuất hiện các vết bớt trên cơ thể trong thời gian dài, cha mẹ cần đưa con em đến các cơ sở y tế chuyên môn để có chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất.

Bài viết cùng chuyên mục:

  1. Đừng hoang mang vì u máu bẩm sinh ở trẻ!
  2. Mẹ đã chuẩn bị kiến thức gì về u máu ở trẻ sơ sinh?
  3. U máu ở môi dưới – để tự lành hay cần phẫu thuật?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​