U máu ở môi dưới – để tự lành hay cần phẫu thuật?

U máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng các mạch máu phát triển quá mức. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ nhưng nó để lại di chứng thẩm mỹ cho các con khiến cha mẹ lo lắng. Đặc biệt là một số u máu xuất hiện trên mặt như: u máu ở môi dưới, u máu ở môi trên, u máu ở mắt, u máu ở tai, mũi… sẽ khiến con trở nên tự ti với vẻ bề ngoài của mình. Nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn không biết nên để khối u tự lành hay phẫu thuật càng sớm càng tốt cho con?

U máu ở môi dưới – loại bệnh hay gặp ở trẻ

Hiện tượng này thường gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh. Ban đầu một số bố mẹ có thể sẽ hốt hoảng, bất an khi thấy môi dưới con có vết đỏ giống vết bỏng hay vết ngã tụ máu nhưng đừng lo, đây chỉ là u máu ở môi dưới rất bình thường giống như bao vị trí khác trên cơ thể mà thôi. U máu ở môi dưới không ảnh hưởng đến hoạt động của nội tạng. Ngoài ra, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ không lan ra các bộ phận khác trong cơ thể và truyền sang người khác.

U-mau-o-moi-duoi
Tình trạng u máu ở môi dưới có thể khắc phục hiệu quả bằng Phác đồ Laser

Tiến triển của bệnh u máu ở môi dưới bao giờ cũng trải qua 3 giai đoạn và chắc chắn sẽ tự khỏi khi trẻ lớn. Giai đoạn tiến triển của u máu ở môi dưới kéo dài từ 6 – 8 tháng tùy theo thể lâm sàng. Với thể u máu trong da, thời gian phát triển có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng, riêng thể u máu dưới da, thời gian này dài hơn, từ 8 – 10 tháng. Trong giai đoạn này, u máu tăng cả về thể tích và diện tích của khối u. Khối u trở nên đỏ và to dần theo thời gian, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Nếu khối u nằm ở các vị trí như mi mắt, môi, mũi thì ngoài vấn đề thẩm mỹ còn có những rối loạn về chức năng của đứa trẻ, có thể khiến trẻ khó ăn uống hơn. Nếu không điều trị đúng, các rối loạn do khối u gây ra có thể dẫn tới những rối loạn về chức năng khó phục hồi về sau này.

Từ tháng 8 trở đi, u máu sẽ không thay đổi về thể tích và màu sắc, khối u sẽ ổn định như vậy cho tới tháng 18 – 20. Đây là giai đoạn ổn định của u máu, giai đoạn này hầu như không ảnh hưởng dưới tác dụng của điều trị nội khoa. Sang giai đoạn thoái triển, khối u nhỏ dần, màu sắc trở nên nhạt màu. Kích thước của khối u máu càng nhỏ khi trẻ lớn, đến 6 – 8 tuổi, ảnh hưởng duy nhất của u máu chỉ là vấn đề thẩm mỹ và không có những rối loạn chức năng đáng kể nào.

U máu ở môi dưới có thực sự cần can thiệp phẫu thuật?

Việc cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả can thiệp và tác hại lâu dài cho cuộc sống sau này của trẻ là rất cần thiết. Theo dõi diễn tiến và không can thiệp là biện pháp tốt nhất hiện nay trong điều trị u máu ở môi dưới. Các bác sĩ thường rất dè dặt trong việc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Ngoài nguy cơ tái phát và tử vong do chảy nhiều máu, việc phẫu thuật các u lớn ở da mặt có thể tạo sẹo xấu, nhất là các u ở môi, mũi, tai và giữa gốc mũi.

  • Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng. Đó là:
  • U ở vùng niêm mạc.
  • U ở mắt, ống tai, đường thở.
  • U có nguy cơ lan tỏa xâm lấn.

Bệnh u máu trẻ em cho đến nay vẫn hay bị chẩn đoán nhầm với các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu, chính vì vậy việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và di chứng do điều trị không đúng thường để lại những hậu quả nặng nề cả về thẩm mỹ và chức năng. Cần nhớ rằng u máu ở môi dưới có thể tự khỏi khi trẻ lớn, những ảnh hưởng duy nhất của u máu sẽ chỉ liên quan tới vấn đề thẩm mỹ. Chính vì vậy có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình để giải quyết các di chứng về thẩm mỹ khi đứa trẻ đã lớn.

Bài viết cùng chuyên mục:

  1. U máu bẩm sinh: cha mẹ cần hiểu rõ để con không phải gánh bệnh tật!
  2. Liệu có thể điều trị u máu hiệu quả – an toàn – ít đau bằng Laser không?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​