Mẹ đã chuẩn bị những kiến thức gì về u máu ở trẻ sơ sinh?

Nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng thực chất u máu là một dạng u lành tính của mạch máu. Đây là u thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nhiều người hay gọi chúng với cái tên dễ thương là “bớt trái dâu” dựa vào hình dáng của chúng. U máu ở trẻ sơ sinh có dễ nhận biết và phân loại không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nhận biết bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có dễ?

U máu ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 cấp độ:

Cấp độ thứ nhất: ở cấp độ này thường chỉ là sự thay đổi màu sắc, có thể là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh, chúng vẫn bằng phẳng trên bề mặt da và ít tạo thành khối u, cục hay khối

Cấp độ thứ 2: đến cấp độ này chúng đã có sự thay đổi về hình dạng và kích thước rõ rệt nhất. Bề mặt bắt đầu gồ gề và nổi hẳn lên trên bề mặt da, chỉ có màu sắc là không thay đổi.

Cấp độ thứ 3: ở cấp độ này chỉ khác với cấp độ 2 là có biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng. Thường là chảy máu nếu khối u ở ngoài da và bị loét nếu khối u nằm sâu trong phần mềm. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu đặc thù tại từng bộ phận mà khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.

Dựa vào đâu để phân loại u máu ở trẻ sơ sinh?

U máu bề mặt: Trên thực tế u máu phẳng chiếm tỉ lệ khoảng 50%, là những bớt đỏ trên da, đa số bẩm sinh hay có từ lúc nhỏ. Ngoài ra còn có những loại u máu sau:

U máu gồ: Dạng này nổi hẳn lên trên bề mặt da như chùm dâu đỏ, thường xuất hiện trên mặt và thân mình.

U máu dưới da: Dạng này thì lại là 1 khối mềm, nằm sâu dưới da, đội da u lên tạo thành các hang máu, do tĩnh mạch bị xơ. Do ứ đọng máu lâu ngày tạo thành các hạt sỏi nên sờ u hơi chắc, thấy rõ các hạt sỏi cứng.

U máu ở trẻ sơ sinh để lại những biến chứng gì?

Tuỳ theo vị trí u máu mà chúng ta có thể xác định được những biến chứng của chúng.

  • Nếu u máu xuất hiện ở miệng, môi, mũi, mắt sẽ khiến trẻ bị hạn chế tầm nhìn, ăn uống khó khăn hơn.
  • Trường hợp u máu ở họng, hạ họng không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ lan rộng hoặc xâm lấn vào thanh quản gây ra các biến chứng như khó thở, chảy máu ồ ạt, khó cầm do vị trí khối u ở sâu. Nếu u mạch quá to, có thể làm mất thẩm mỹ và gây rối loạn máu.
  • Với những vị trí ở bộ phận sinh dục, trực tràng… có thể gây xuất huyết bên trong u máu, xuất huyết ra ngoài, lở loét, bội nhiễm.
  • Tuy có nhiều loại u mạch khác nhau, nhưng chúng có chung các tính chất sau: khối u thường có màu đỏ hay tím, không đau, nổi gồ trên da hay niêm mạc, khi bóp hay ấn thì u xẹp, buông tay ra u lại phồng trở lại. Khi va chạm, xây xát ở u mạch có thể gây chảy máu, nhiễm khuẩn.

Việc chẩn đoán u máu ở trẻ sơ sinh có khó không?

Laser-dieu-tri-u-mau-o-tre-so-sinh
1 ca sử dụng Laser điều trị u máu ở trẻ sơ sinh thành công tại Venus Medi

Thường thì u máu ở trẻ chủ yếu được chẩn đoán dựa trên quá trình thăm khám bên ngoài và hỏi bệnh sử của trẻ. Trường hợp phức tạp hơn bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm như:

  • Siêu âm: xét nghiệm hình ảnh dùng sóng siêu âm để đánh giá kích thước và lưu lượng máu chảy qua khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): cắt lớp độ phân giải cao cho thấy độ lớn của u và các cấu trúc nằm quanh khối u như cơ, thần kinh, xương và các mạch máu khác.
  • Sinh thiết: thủ thuật ngoại khoa lấy 1 mẫu mô nhỏ từ khối u để xem các tế bào và cấu trúc mô bằng kính hiển vi.

90% các loại u mạch bề mặt và 60% các u mạch dưới da hay hỗn hợp sẽ teo đi hoàn toàn trong vòng vài năm. Chỉ một số u máu đặc biệt mới cần được xử trí ngay. Tuy nhiên điều quan trọng được đặt ra không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn liên quan đến cơ hội và tương lai của trẻ nên nếu điều này xảy ra, ta nên đến bác sĩ để xem xét và có cách điều trị phù hợp nhất.

Bài viết cùng chuyên mục:

  1. Điều trị u máu ở trẻ sơ sinh an toàn – triệt để nhờ Phác đồ Laser xung dài của PGS.TS.BS. Phạm Hữu Nghị – Nguyên Trưởng khoa Laser BV 108
  2. U máu ở trẻ sơ sinh: cha mẹ nên hiểu rõ để con đỡ phải gánh bệnh dài lâu!
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​