Có những cách nào để không bao giờ gặp lại sẹo rỗ

Chắc hẳn khi nói đến sẹo rỗ thì bất cứ nam hay nữ đều khiếp sợ. Đặc biệt sẹo rỗ xuất hiện trong những năm tháng thanh xuân đẹp nhất là nỗi ám ảnh của nhiều người. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da, sẹo rỗ còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý người bệnh, thậm chí làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.

Mức độ thành công trong điều trị sẹo rỗ phụ thuộc rất nhiều vào phương thức điều trị tương ứng với từng loại sẹo. Mặc dù có khá nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ nhưng phác đồ trị sẹo phải được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân tùy thuộc vào hình thái sẹo và mức độ sẹo.

Các phương pháp điều trị sẹo rỗ

Phương pháp điều trị sẹo rỗ bằng Laser

Laser-dieu-tri-seo-ro-BN-1
1 trường hợp điều trị sẹo rỗ thành công thực tế với Phác đồ Chuẩn Y khoa tại Venus Medi

Đây là lựa chọn hàng đầu trong điều trị sẹo rỗ, gồm có 2 loại: laser bóc tách (phá hủy cả thượng bì và lớp bì) và laser không bóc tách (tác động lớp bì mà không ảnh hưởng lớp thượng bì phía trên). Gần đây, tái tạo bề mặt da bằng laser phân đoạn (fractional) đã được ứng dụng một cách rộng rãi trên lâm sàng để điều trị sẹo rỗ. Laser phân đoạn (fractional) tác động lên da thông qua những cột laser siêu nhỏ giúp mang lại hiệu quả điều trị tương tự như laser không phân đoạn nhưng rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng, giảm các biến chứng trong điều trị.

Phương pháp Fractional Radiofrequency

RF là một phương pháp có thể được sử dụng cho tất cả các loại sẹo rỗ, sử dụng năng lượng cao truyền vào da khiến nước trong da nóng lên, kích thích phản ứng làm lành vết thương. Kết quả giúp tăng sinh sợi collagen, tái tạo da và cải thiện các vết sẹo.

Phương pháp Chemical Reconstruction of Skin Scars Technique (Tái tạo sẹo bằng hóa chất – CROSS)

Phương pháp CROSS là một kỹ thuật điều trị sẹo rỗ bằng cách chấm trichloroacetic acid (TCA) ở nồng độ cao lên vết sẹo, từ đó kích hoạt sự tổng hợp mới các thành phần da như collagen, elastin và các chất nền. Kỹ thuật này có thể sử dụng cho các vết sẹo sâu như sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông.

Phương pháp mài da (Dermabrasion)

Mài da được sử dụng để loại bỏ các lớp bề mặt da bằng cách vật lý, từ đó cho phép quá trình lành thương diễn ra đem lại làn da mới thẩm mỹ hơn. Mài da có hiệu quả trong việc điều trị các loại sẹo nông như sẹo đáy tròn và sẹo đáy vuông nông. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều biến chứng như:  ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, thay đổi sắc tố sau viêm, đặc biệt là giảm sắc tố và sẹo phì đại.

Phương pháp bóc tách đáy sẹo (Subcision)

Phương pháp này sử dụng đầu kim để cắt đứt các dải sơ bám chặt vào đáy sẹo, từ đó giải phóng đáy sẹo tạo điều kiện cho quá trình tái tạo đẩy đáy sẹo đầy lên. Bóc tách đáy sẹo có tác dụng tốt nhất đối với sẹo đáy tròn, ít hiệu quả hơn đối với sẹo đáy vuông và sẹo đáy nhọn.

Phương pháp Punch Excision / Elevation

Phương pháp này sử dụng một thiết bị đục lỗ để loại bỏ mô sẹo đến lớp mỡ dưới da, mô sẹo được cắt đi, sau đó đóng lại bằng chỉ khâu. Các vết sẹo điều trị phải cách nhau ít nhất 4-5 mm để ngăn ngừa lực kéo da quá mức hoặc thời gian điều trị cách nhau tối thiểu 4 tuần giữa các vết sẹo gần nhau để tránh những tác động xấu về mặt thẩm mỹ. Mặc dù phương pháp này gây hình thành sẹo mới nhưng sẹo mới sẽ nhỏ hơn, mờ hơn, ít được chú ý hơn so với những sẹo sâu ban đầu.

Phương pháp sử dụng chất làm đầy (Dermal filler)

Việc tiêm chất làm đầy vào da để cải thiện sẹo mụn dựa trên cơ sở nâng mô. Hyaluronic acid là chất làm đầy phổ biến nhất để điều trị sẹo mụn. HA đã được chứng minh tạo ra phản ứng ở chất nền ngoại bào, kích thích tổng hợp collagen. Ngoài ra, các loại chất làm đầy khác được sử dụng trong điều trị sẹo rỗ là mỡ tự thân, poly-L lactic acid (PLLA), calcium hydroxylapatite (CaHA). Thời gian duy trì hiệu quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào loại chất làm đầy và kỹ thuật tiêm mà còn phụ thuộc vào từng loại sẹo. Hiệu quả nhất đối với loại sẹo đáy tròn.

Phương pháp lăn kim (Microneedling)

Nếu ai không có điều kiện kinh tế có thể chọn phương pháp này. Phương pháp này sử dụng đầu lăn với nhiều đầu kim nhỏ để tạo ra nhiều vết thương nhỏ sâu đến lớp bì, qua quá trình lành thương, các yếu tố tăng trưởng được tiết ra kích thích tăng sinh và tổng hợp collagen, từ đó cải thiện sẹo.

Phương pháp dùng huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma – PRP)

PRP là một phương pháp điều trị sẹo rỗ từ chính máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau khi máu được lấy từ bệnh nhân sẽ trải qua quá trình ly tâm và chiết tách để thu được phần huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần so với máu toàn phần ban đầu. Sau khi được đưa vào da sẹo bằng cách tiêm, lăn kim… sẽ thúc đẩy quá trình lành thương thông qua các yếu tố tăng trưởng có trong tiểu cầu, và giúp cải thiện sẹo.

Tóm lại, vì sẹo rỗ rất phức tạp và khác nhau giữa từng bệnh nhân, nên việc lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa trên mức độ sẹo, loại và hình thái sẹo, cũng như loại da của bệnh nhân. Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào sự kiên trì của bệnh nhân.

Xem thêm:

  1. Ưu nhược điểm của các công nghệ điều trị sẹo rỗ hiện nay?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kênh Facebook
Kênh Youtube

Đặt lịch tư vấn & thăm khám với Dr. Nghị​